Áp dụng SWOT trong quản trị y tế thế nào để đạt hiệu quả nhất

BS. Nguyễn Trương Tường Duy
Bác sĩ
Cập nhật: 08/08/2024

Trong bối cảnh ngành y tế ngày càng phát triển và cạnh tranh, việc quản trị hiệu quả là yếu tố then chốt để đảm bảo sự phát triển bền vững và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho bệnh nhân. Phân tích SWOT, một công cụ hữu hiệu trong quản trị chiến lược, giúp các nhà quản lý y tế nhận diện rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình. Vậy áp dụng SWOT trong quản trị y tế thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Mô hình SWOT có lợi ích gì và được áp dụng thế nào trong quản trị y tế?

Nhiều người cho rằng SWOT xuất phát từ một dự án nghiên cứu của Đại học Stanford vào những năm 60-70 của thế kỷ 20. Mô hình này là viết tắt của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).
Phân tích SWOT hỗ trợ các cơ sở y tế trong việc thấu hiểu doanh nghiệp và thị trường. Bằng cách đánh giá các giá trị nội bộ của doanh nghiệp (điểm mạnh và điểm yếu) cùng với các yếu tố bên ngoài trên thị trường (cơ hội và thách thức), mô hình này giúp nhà quản lý y tế tìm ra giải pháp để cải thiện chất lượng dịch vụ. 
Bên cạnh đó, lợi ích của mô hình SWOT trong quản trị y tế bao gồm việc cung cấp một bức tranh tổng thể về tình hình hiện tại, giúp đưa ra quyết định chiến lược đúng đắn, tối ưu hóa nguồn lực và giảm thiểu rủi ro. Cụ thể, việc áp dụng mô hình này trong quản trị y tế có thể hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo sự phát triển bền vững cho cơ sở y tế.

Phân tích SWOT hỗ trợ các cơ sở y tế trong việc thấu hiểu doanh nghiệp và thị trường

2. Các bước áp dụng SWOT trong quản trị y tế

Áp dụng phân tích SWOT trong quản trị y tế là một quá trình hệ thống giúp các tổ chức y tế xác định và tối ưu hóa các yếu tố nội bộ và ngoại bộ ảnh hưởng đến hoạt động của họ. Để thực hiện điều này hiệu quả, các bước sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách tạo và sử dụng ma trận SWOT, từ việc vẽ phác thảo cho đến phân tích các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. 

2.1. Phác thảo ma trận SWOT

Trước hết, hãy tạo một lưới với bốn ô bằng nhau trên giấy để có cái nhìn tổng thể, giúp bạn hình dung rõ mối liên hệ giữa các yếu tố.
Hãy liệt kê và xác định chính xác vị trí của từng yếu tố trong bốn ô của ma trận. Trong đó, phân loại các yếu tố thành điểm mạnh và điểm yếu, thuộc về giá trị nội bộ của tổ chức. Ngược lại, cơ hội và thách thức sẽ là các yếu tố bên ngoài từ thị trường. Đảm bảo liệt kê ít nhất 3 ý cho mỗi yếu tố. Bạn có thể tham khảo hình minh họa dưới đây để có cái nhìn chi tiết hơn.

Phác thảo ma trận SWOT để có cái nhìn tổng thể, hình dung rõ mối liên hệ giữa các yếu tố 

Xem thêm: Digital health là gì?

2.2. Kết hợp các giá trị để tối ưu hóa quản lý y tế

Giờ bạn đã có một bức tranh tổng quát về thị trường cũng như những giá trị nội tại của doanh nghiệp. Bước tiếp theo là kết hợp các giá trị nội bộ và bên ngoài để tìm ra phương pháp quản lý hiệu quả nhất.

a. Kết hợp điểm mạnh và cơ hội

Đây là hai yếu tố tốt nhất mà bạn nên tận dụng tối đa cho cơ sở y tế của mình. Ví dụ, nếu bệnh viện có đội ngũ chuyên gia hàng đầu và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, bạn có thể tổ chức các khóa học cập nhật công nghệ mới cho chuyên gia, giúp họ nắm bắt cơ hội chuyển đổi số.

b. Kết hợp điểm mạnh và thách thức

Nếu doanh nghiệp của bạn sở hữu công nghệ y tế tiên tiến nhưng gặp phải khó khăn do dịch COVID khiến lượng bệnh nhân giảm, bạn có thể sử dụng công nghệ này để xây dựng “hàng rào y tế” nhằm bảo vệ bệnh nhân khỏi dịch bệnh.

c. Kết hợp điểm yếu và cơ hội

Hãy tận dụng các cơ hội có sẵn trên thị trường để khắc phục những điểm yếu của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu quản lý là một điểm yếu và có nhiều công nghệ mới phát triển, bạn nên đầu tư vào phần mềm quản lý y tế phù hợp để cải thiện.

d. Kết hợp điểm yếu và thách thức

Ngược lại, việc kết hợp hai yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp phòng tránh những rủi ro tiềm ẩn, từ đó nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ y tế.

Có thể bạn quan tâm: Tại sao nên sử dụng phần mềm quản lý phòng mạch tư

Kết hợp các giá trị nội bộ và bên ngoài để tìm ra phương pháp quản lý hiệu quả nhất

2.3. Lưu ý khi sử dụng SWOT để quản lý y tế

Dưới đây là 7 lưu ý khi áp dụng mô hình này cho cơ sở y tế của bạn:
– Chi tiết hóa từng ý trong kế hoạch.
– Đánh giá khách quan, kể cả khi đó là điểm yếu của doanh nghiệp.
– Đưa ra các giải pháp thực tế, phù hợp với khả năng.
– Đặt ra mốc thời gian hoàn thành để tránh phương án trở nên lỗi thời.
– So sánh các giá trị với đối thủ.
– Các ý cần ngắn gọn, súc tích và đúng trọng tâm.
– Thường xuyên cập nhật và so sánh các bước trong kế hoạch với mốc thời gian đã định.

3. QAS - Phần mềm quản trị y tế nổi tiếng hiện nay

QAS là giải pháp phần mềm quản trị y tế tiên tiến được thiết kế để giúp các cơ sở y tế quản lý hiệu quả toàn bộ quy trình từ chăm sóc bệnh nhân đến quản lý dữ liệu và tài nguyên. Phần mềm này không chỉ giúp tự động hóa nhiều quy trình quan trọng mà còn cung cấp các báo cáo chi tiết, hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng và chính xác, từ đó nâng cao hiệu suất hoạt động và chất lượng dịch vụ y tế.

QAS là giải pháp phần mềm quản trị y tế tiên tiến giúp tự động hóa nhiều quy trình quan trọng

Chắc hẳn bạn đã hiểu được cách áp dụng SWOT trong quản trị y tế thế nào rồi phải không? Việc áp dụng mô hình SWOT  không chỉ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về tình hình hiện tại của cơ sở mà còn cung cấp những định hướng chiến lược để phát triển bền vững. Đây chính là chìa khóa để nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường uy tín và tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn.

----------------------------------------------
💢 💢Chúng tôi đang có 10 suất trãi nghiệm demo và sử dụng phần mềm miễn phí cho bạn.
☎☎ Hotline: 0797.907.886
🏠Tòa nhà MNG Building, số 38/15B Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Để lại bình luận

Tên của bạn
Email của bạn
Số điện thoại
Bình luận của bạn